TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Thứ ba - 21/05/2024 08:10 177 0
Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ
Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 là quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ. Quy định này quy định phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện thí điểm về công tác cán bộ, gồm: Giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu; bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp thuộc thẩm quyền quản lý. Đáng chú ý là người đứng đầu chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong các trường hợp: Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác; miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định. 
Quy định 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024  là một bước tiếp theo nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm càng cao, bao gồm cả việc miễn nhiệm, từ chức nếu như không hoàn thành trọng trách. Thực hiện quy định 142-QĐ/TW, ngày 23/4/2024 cũng là cách để cán bộ tự soi, tự sửa mình thường xuyên như "đánh răng, rửa mặt hằng ngày", coi danh dự cao hơn quyền hạn, chức tước hay bổng lộc, lợi ích cá nhân. Do đó, việc tu dưỡng, rèn luyện là một quá trình theo suốt cuộc đời của cán bộ, đảng viên. Thiếu sự tu dưỡng thường xuyên thì cán bộ lãnh đạo dù ở cấp nào, có quá trình cống hiến nhiều hay ít đều đánh mất uy tín, không thể đáp ứng trọng trách được tổ chức giao phó.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây